Combo Chiến Tranh Tiền Tệ (Bộ 4 Cuốn)
1. Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I)
Một khi đọc Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I) bạn sẽ phải giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ – một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này.
Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I) đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
Đồng thời, Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I) còn giúp bạn hiểu thêm nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ ngoài chiến trường, hay vì sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.
Là một cuốn sách làm sửng sốt những ai muốn tìm hiểu về bản chất của tiền tệ, để từ đó nhận ra những hiểm họa tài chính tiềm ẩn nhằm chuẩn bị tâm lý cho một cuộc chiến tiền tệ “không đổ máu”, Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I) còn phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán”, “bão lũ” về tiền tệ để thu lợi nhuận. Cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính – những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu.
Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người, đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi để từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch đầu tư một cách hiệu quả nhất. Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì Chiến Tranh Tiền Tệ – Ai Thực Sự Là Người Giàu Nhất Thế Giới? (Phần I) cũng là một cuốn sách đáng đọc. Một cuốn sách bổ ích cho các chuyên gia quản lý tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ, các giáo viên giảng dạy về tài chính – ngân hàng cũng như sinh viên các trường kinh tế.
2. Chiến Tranh Tiền Tệ – Sự Thống Trị Của Quyền Lực Tài Chính (Phần II)
Trong ấn bản lần thứ nhất của cuốn sách này, tác giả đưa ra ba dự đoán quan trọng.
Thứ nhất, kinh tế Âu Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh tiêu điều trường kỳ (chí ít là 10 năm), cho dù có nới lỏng chính sách về tiền tệ, hay kích thích chính sách tài chính – về cơ bản đều vô hiệu;
Thứ hai, khi đó “lượng khí thải carbon” vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ với xã hội Trung Quốc, sẽ phát huy tác dụng ngày càng quan trọng đối với kinh tế và xã hội, và sẽ bị “tài chính hóa” và “tiền tệ hóa”;
Thứ ba, loại tiền tệ chủ quyền sẽ từng bước bị loại tiền tệ khu vực thay thế, và cuốn cùng sẽ tiến hóa hướng đến sự đơn nhất về tiền tệ trên thế giới.
Và đến nay, ba dự đoán đó đều đã trở thành sự thực.
Mục đích của cuốn sách này không phải là để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp: Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
3. Chiến Tranh Tiền Tệ – Biên Giới Tiền Tệ – Nhân Tố Bí Ẩn Trong Các Cuộc Chiến Kinh Tế (Phần III)
Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến, tìm hiểu và giải mã sự phát triển tài chính của đất nước này.
Lịch sử gần 100 năm của Trung Quốc, từ góc độ tài chính cho thấy, bất cứ ai có thể kiểm soát biên giới tài chính đều có lợi thế chiến lược rất lớn, có thể thao túng và chi phối rất nhiều mặt trong xã hội. Nên sự sụp đổ của biên giới tài chính cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ, nhà nước bất kì.
Nắm được biên giới tài chính, sức mạnh tấn công của Anh với Trung Quốc trở nên mạnh hơn nhiều. Họ đánh bại tiêu chuẩn tiền tệ của Trung Quốc, nắm giữ đỉnh cao của chiến lược tài chính ngân hàng trung ương, thâm nhập và làm xói mòn hệ thống tài chính, kiểm soát thị trường và tước đi quyền lực của nhà Thanh trong rất nhiều mặt.
Nên mỗi nỗ lực kiểm soát, hiểu biết với biên giới tài chính mất đi, thì bất kỳ ý định nào về cải cách chính trị, tự cường quân sự và trẻ hóa công nghiệp chỉ có thể là một giấc mơ chưa thực hiện được của bất kì một đất nước nào. Nó cũng giống như mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, đều cần có một ranh giới và sự kiểm soát nhất định, để có thể thiết đặt nguyên tắc, giá trị của chính mình mà không bị xâm phạm hay điều phối bởi người khác.
Chiến Tranh Tiền Tệ – Phần III sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh về những biến động trong lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc từ thời nhà Thanh, cùng tác động của nó lên mọi mặt chính trị, xã hội của người dân nước này và trên thế giới. Giúp bạn hình dung con đường phát triển của đất nước này đã trải qua những biến động ra sao để đến được vị trí ngày nay.
4. Chiến Tranh Tiền Tệ – Siêu Cường Về Tài Chính – Tham Vọng Về Đồng Tiền Chung Châu Á (Phần IV)
Cuốn sách tiếp nối dòng câu chuyện về trận chiến tranh giành bá quyền tài chính thế giới, bắt đầu bằng nỗ lực lật đổ bá quyền đồng bảng Anh của đồng đô la Mỹ và cuộc phản công của đồng bảng Anh. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tài chính thế giới trong những năm 1930, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Thế lực “Hợp chúng quốc châu Âu” cũng dần được thống nhất và trỗi dậy như một siêu cường tài chính.
Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã tạo cơ hội lịch sử cho đồng đô la để tiêu diệt đồng bảng Anh. Hiến chương Đại Tây Dương và Đạo luật cho thuê là những con dao sắc bén trong tay Roosevelt nhằm thực hiện mục đích này. Cuối cùng, bằng cách“giữ vàng lệnh chư hầu”, Hoa Kỳ đã thành lập một “Vương triều Bretton Woods ” với chế độ đô la làm nhiếp chính.
Cùng lúc đó, cơ sở của mối quan tâm trong cuộc hôn nhân kinh tế “Trung – Mỹ” đang dần rạn nứt và tan rã. Mối quan hệ giữa thế lực siêu cường của Mỹ và kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc vốn chỉ tồn tại dựa trên mô hình Trung Quốc sản xuất, Mỹ hưởng thụ; Trung Quốc tiết kiệm, Mỹ tiêu dùng. Sự chuyển đổi kinh tế trong tương lai của Trung Quốc sẽ tất yếu đòi hỏi phải có sự chuyển dịch các nguồn lực chính của nền kinh tế quốc gia từ nghiêng về thị trường nước ngoài sang nghiêng về thị trường trong nước, do đó làm giảm xuất khẩu tiết kiệm sang Hoa Kỳ.
Trung Quốc có thể hóa giải thế bao vây của Mỹ hay không, tất cả đều phụ thuộc vào việc liệu nước này có thể kêu gọi các nước châu Á đoàn kết lại thành một cộng đồng mạnh có chung lợi ích. Chỉ khi xác lập được vị thế ở châu Á, Trung Quốc mới có thể vươn ra thế giới; chỉ bằng cách khiến cả châu Á đoàn kết lại thành một khối thống nhất thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể chuyển đổi thành công; chỉ có một đồng tiền châu Á thống nhất thì mới có thể cạnh tranh với đồng đô-la và đồng euro trên trường quốc tế, để rồi cuối cùng hình thành nên thế chân vạc của thời đại “chiến quốc tiền tệ”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.