Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Đó là bộ sử cái, có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ
Việc phát hiện ra bản in xưa nhất của bộ Đại Việt sử ký toàn thư này – bản Nội các quan bảnnăm Chính Hòa thứ 18 (năm 1697), mang ý nghĩa đặc biệt. Nhờ đó, bản dịch quốc ngữ Đại Việt sử ký toàn thưtheo bản Nội các quan bảnđã lần lượt ra mắt bạn đọc từ những năm 1980 và được tái bản trọn bộ bốn tập lần đầu tiên vào năm 1998.
Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Công ty Đông A cùng với Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã cho ra mắt ấn bản một tập khổ lớn Đại Việt sử ký toàn thưdựa theo bản in bốn tập năm 1998 với một số thông tin chú thích về địa danh được chỉnh lý theo các đơn vị hành chính mới. Ngay từ khi ra đời, cuốn sách đã nhận được sự yêu quý của đông đảo bạn đọc và giành được Giải vàng Sách đẹp năm 2011.
Năm 2017, chúng tôi tái bản ấn phẩm này. Bản in lần này được tiếp tục chỉnh lý chú thích về địa danh. Ngoài ra, ban biên tập đã tiến hành đối chiếu, rà soát và bổ sung đầy đủ, chính xác hơn phần Bản tra cứu. Mong rằng một lần nữa lịch sử nước nhà lại được lan tỏa sâu rộng trong lòng người dân Việt.
Mục lục Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
I.
Lời nói đầu
Lời Nhà xuất bản Khoa học xã hội (cho bản in năm 1998)
Lời giới thiệu của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn
Bài Khảo cứu về “Đại Việt sử ký toàn thư: tác giả – văn bản – tác phẩm” của Giáo sư Phan Huy Lê
Ảnh giới thiệu các văn bản
II.
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư
Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục
Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên
III. Phụ lục:
Phụ lục 1: Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên
Phụ lục 2: Bảng tra cứu
Phụ lục 3: Bản chụp nguyên văn chữ Hán bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên.
Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới của Ngô Sĩ Liên gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 (khi nhà Hậu Lê được thành lập) và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư lại không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm.
Khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1663 – 1671) đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê.
Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Đó là bộ sử cái, có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
Việc phát hiện bản in xưa nhất của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, năm Chính Hòa thứ 18, tức năm 1697 có một ý nghĩa đặc biệt. Bộ sách đã được ra mắt bạn đọc vào những năm 90 của thế kỷ trước và từng được tái bản trong những năm gần đây.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 01 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 01 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 02 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 02 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 03 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 03 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 04 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 04 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 04 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 05 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 05 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 05 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 06 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 06 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 06 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 06 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 07 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 07 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 07 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 07 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 08 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 08 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 08 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 08 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 09 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 09 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 09 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 09 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 10 – Phần 6
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 11 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 11 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 11 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 11 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 11 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 12 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 12 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 12 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 12 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 12 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 13 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 13 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 13 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 13 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 13 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 14 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 14 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 14 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 6
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 7
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 15 – Phần 8
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 1
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 2
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 3
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 5
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 6
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 7
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Quyển 16 – Phần 8 (Hết)
Nội dung cuốn sách chép các sự kiện lớn trong lịch sử nước Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng (kỷ họ Hồng Bàng) cho đến triều đại nhà Hậu Lê với những lời bình chú, nhận xét tương đối khách quan của Ngô Sĩ Liên cũng như của các bậc tiền nhân (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên).
Có rất nhiều sự kiện được các ông đánh giá tương đối đúng bản chất mà sau này vì nhiều lý do (như ảnh hưởng tới những nhân vật lịch sử nổi tiếng hơn, ví dụ như nhận định về Nguyễn Bặc, Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), Dương Vân Nga trong thời kỳ triều đại của nhà Đinh) nhiều sử gia khác có ý định cắt bỏ.
Tuy nhiên cũng có nhiều sự kiện vì lý do quan điểm tư tưởng phong kiến nên các ông đã có những nhận định không xác đáng (như trường hợp thái sư Lê Văn Thịnh thời nhà Lý). Cuốn sách lần đầu tiên được hoàn thành năm 1479 thời Lê Thánh Tông, sau đó được các sử gia khác chỉnh lý lại và bổ sung (từ các quyển 12 đến quyển 19).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.